Khi yêu, người ta thường dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp và lãng mạn nhất. Sau khi kết hôn, cuộc sống chung sẽ khiến người ta mới bộc lộ những khiếm khuyết. Nhiều khuyết điểm có thể bỏ qua, nhưng cũng có những yếu điểm tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nếu chúng ta không khéo léo sẽ có thể khiến hôn nhân tan vỡ.
Ghen tuông quá độ
Rất nhiều bài báo, cuốn sách và những nghiên cứu đã chỉ ra sự tai hại của ghen tuông trong cuộc sống vợ chồng. Ghen tuông ở mức độ vừa phải, ví như những lời bóng gió lịch sự, thì thậm chí lại tốt và thêm gia vị cho quan hệ vợ chồng. Người vợ có thể tự hào nói rằng: "Anh ấy ghen vì anh ấy yêu tôi". Đương nhiên nó chỉ tốt khi biết dừng đúng giới hạn.
Đôi khi người ta vượt quá giới hạn và khi đó ghen tuông trở thành cảm giác tiêu cực. Ghen tuông huỷ hoại gia đình, tình yêu và cả sức khoẻ. Nó ảnh hưởng đến quan hệ và sự phát triển của con cái. Sớm muộn gì thì người đàn ông khi suốt ngày phải chịu sự ghen tuông của vợ sẽ chán nản và dẫn đến ngoại tình.
"Cấm vận" chồng
Bạn "cấm vận" chồng, quay lưng lại với anh ấy trong khi ngủ mỗi khi chồng bạn trót quên đổ rác hay khen quá lời một người bạn gái trước mặt bạn. Bạn tưởng rằng đây là "chiêu thức" trừng phạt nhưng bạn nhầm vì sớm muộn gì chồng bạn sẽ chán ngấy kiểu này và sẽ có thể kiếm một người tình biết nghe lời và quyễn rũ hơn bạn.
Người ta thường có quan điểm rằng rất khó xây dựng một mối quan hệ khăng khít dựa trên cơ sở tình dục, nhưng trong trường hợp này thái độ của bạn lại tạo xuất phát điểm cho điều đó. Vấn đề lúc này sẽ không phải là người chồng có đi với người tình hay không mà là anh ta có thể sẽ rời bỏ gia đình.
Thường xuyên phê phán bạn đời
Trong giới hạn nhất định, phê phán hành động của chồng bạn sẽ có tác động tích cực giúp anh ấy tự cải thiện. Tuy nhiên, phê phán phải rất tế nhị và thuyết phục chứ không nên đi quá đà.
Nào là chỉ trích chồng tháo tất ra vứt lung tung, rồi không để ý đến mọi thứ, rồi thì làm việc nhiều quá hoặc ít quá hay không kiếm được tiền như người này người kia...
Đối mặt với sự chỉ trích, phê bình rối thái độ không vừa lòng với việc mình làm đàn ông sẽ suy diễn rằng họ không làm được gì hoặc không bằng người nào đó. Nhưng cũng có thể anh ta bắt đầu bất cần với mọi thứ. Kết quả là sẽ dẫn đến các cuộc cãi vã có thể phá tan quan hệ của hai người.
Chăm chồng như chăm trẻ
Thường xuyên dặn dò, kiểm soát chồng sẽ dẫn đến việc anh ấy khó chịu và cảm giác như bạn theo chân chồng đến từng bước và khiến anh ấy ngợp thở bởi sự chăm sóc chú ý và những lời nhắc nhở liên tục của bạn.
Phần lớn những phụ nữ khi làm như vậy thường cho rằng chồng họ sẽ được quan tâm và lo toan thường xuyên bởi bàn tay của họ. Nhưng sự xuất hiện với mật độ quá dày của bạn ở bên cạnh như vậy giống như thể là họ đưa một bông hoa đến mũi chồng và bắt chồng phải nói hoa này thơm lắm như suy nghĩ của mình.
Nếu làm như vậy, vô tình bạn sẽ khiến cho các đức lang quân không còn khoảng riêng tư nào cả. Họ sẽ không thoải mái và phản ứng tự nhiên trong tình huống người vợ đang kiểm soát sự riêng tư của chồng và rất có thể anh ta sẽ rời bỏ cô vợ này.
Ép buộc theo ý mình
Nếu như anh ấy không muốn đi mua sắm với bạn thì bạn hãy để anh ấy ở nhà và đi một mình. Có thể anh ấy sẽ không về nhà ăn cơm để đi xem đá bóng hoặc làm một việc gì đó vậy bạn hãy vui vẻ ở nhà ăn cơm với bọn trẻ. Nhưng nếu bạn cứ khăng khăng muốn anh ấy đến những nơi bạn muốn anh ấy đến hay làm những điều mà bạn nói anh ấy phải làm thì sẽ không được như mong muốn.
Trong trường hợp này sau khi không "ép buộc" được phụ nữ sẽ suy đoán tình cảm của chồng, rồi buồn chán hay tức giận. Làm như vậy mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn, nó có thể dẫn đến xung đột cãi vã do người chồng thấy mất tự do.