Xung quanh chúng ta luôn có nhiều yếu tố gây dị ứng. Có cách nào ngăn chặn để cuộc sống luôn an toàn và thoải mái?

Thỉnh thoảng, chúng ta bỗng nhiên bị nổi mẩn ngứa. Lúc đầu có thể xuất hiện một chỗ, sau đó lan dần sang những vùng lân cận. Trường hợp nặng hơn, bạn sẽ rất dễ bị hắt hơi, sổ mũi rất khó chịu.

Đừng vội đổ lỗi do thời tiết thay đổi khiến chúng ta mệt mỏi. Nguyên nhân do cơ thể nhạy cảm nên dễ gặp tình trạng này.

Theo các nghiên cứu, rất nhiều đồ vật chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thể gây dị ứng. Ví dụ như cỏ phấn hương (ragweed), lá cây có sâu, đồ gỗ ẩm mốc, chăn màn lâu ngày không giặt, lông gia cầm…

Làm Đẹp sẽ mách bạn những mầm họa của dị ứng và vài bí quyết để không mắc phải.

1. Hoa cúc: Loại thảo mộc này là họ hàng gần của cỏ phấn hương, dễ làm chúng ta hắt hơi liên tục. Tinh dầu hoa cúc trong trà, kem dưỡng thể, sữa tắm… có thể làm da mẩn ngứa.

Lời khuyên: Bạn nên dùng các sản phẩm có mùi thơm của hoa oải hương (lavender) để thay thế. Ví dụ như sữa tắm hoặc túi thơm để trên đầu giường.

2. Gỗ: Đồ dùng bằng gỗ thô chưa qua xử lý, các súc gỗ tươi mới đốn thường bị ẩm mốc. Bụi gỗ li ti rất dễ bám vào da, gây mẩn ngứa.

Lời khuyên: Trước khi sử dụng, nên xử lý kỹ đồ dùng gỗ bằng hóa chất tổng hợp polyurethane.

Nếu vẫn còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, hãy tránh xa đồ dùng làm bằng chất liệu này.

3. Thuốc xịt côn trùng: Hầu hết các loại thuốc trừ sâu bọ, diệt côn trùng trong gia đình đều chứa pyrethrins. Đây là chất hóa học tự nhiên được bào chế từ cỏ, phấn hương và hoa cúc lá nhỏ.

Lời khuyên: nên tránh xa khu vực đã xịt thuốc trong vài giờ, chờ đến khi chất pyrethrins không còn trong không khí. Nên dùng trước khi ra khỏi nhà để tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Khi làm vườn, hàng ngày tiếp xúc với côn trùng, sâu bọ, bạn phải mang găng tay, đeo mặt nạ khi dùng bình xịt lớn. Tốt nhất, nên thực hiện vào buổi sáng.

4. Mùi xe mới không hẳn là nguyên nhân gây dị ứng. Đó có thể là cảm giác khó chịu khi mũi tiếp xúc với hỗn hợp nhiễm độc dạng nhẹ (mùi sơn và chất plastic trong xe).

Cảm giác dị ứng này thường xảy ra với những người có hệ miễn nhiễm cực kỳ nhạy cảm.

Lời khuyên: Nếu đi xe hơi mới, bạn hãy mở cửa kính và máy lạnh. Không chỉ thế, bạn cũng nên mở cửa kính khi xe đậu trong garage. Cách này giúp mùi khó chịu từ từ biến mất.

5. Chuối, dưa hấu: Các loại trái cây khi chín, nhất là chuối và dưa hấu, thường giải phóng enzyme gây dị ứng. Chất này có thể khiến người đang sốt bị nặng hơn hoặc gây cảm giác khó chịu cho vùng miệng và cổ.

Lời khuyên: Bạn không nên mua hai loại trái cây này nếu chúng quá chín.

6. Lông của vật nuôi: Mèo, chó… là những người bạn đáng yêu, gần gũi với chúng ta. Tuy nhiên, nếu lông của chúng rụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nếu phát tán trong không khí, bám vào thức ăn, lông vật nuôi có thể khiến chúng ta bị ho,ngứa…

Lời khuyên: Nên thường xuyên tắm rửa cho thú cưng và không nên quá gần gũi với chúng.

7. Vi khuẩn: Có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào. Tường ẩm mốc, vỏ cây khô, những nơi thiếu ánh nắng mặt trời…luôn ẩn chứa mầm họa của vi khuẩn.

Lời khuyên: Tránh ngồi, chạm trực tiếp vào những vật dụng, khu vực ẩm mốc. Cần vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chúng.

Nên thay quần áo ngay nếu cảm thấy khó chịu. Bạn có thể xịt nước hoa vào vùng bị nổi mẩn.

Lưu ý: Dù bị dị ứng do nguyên nhân gì, bạn cũng không nên giã nhiều, tốt nhất là không gãi nhiều, tốt nhất là không gãi.

Trường hợp bị lâu ngày không khỏi, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn. Cách này giúp tránh biến chứng, gây nhiễm trùng da.

 
Top