Khi dùng thực phẩm đóng gói, bạn nên chú ý đến lượng muối, chất béo…
Một số thành phần trong thực phẩm đóng hộp sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại và tính toán ăn với mức độ hợp lý.
CHẤT BÉO KHÔNG BÃO HÒA
Các nhà nghiên cứu đã khám phá chất béo không bão hòa gây nguy hiểm cho tim gấp hai lần so với chất béo bão hòa. Đây là nguyên nhân gây ra cái chết của 30.000-100.000 người mỗi năm do mắc bệnh tim mạch.
Chất béo không bão hòa làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu) và giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt). Nó cũng gây trở ngại cho động mạch gấp hai lần, đồng thời làm gia tăng lipoprotein, một trong những nguyên nhân gây tắt động mạch.
NGŨ CỐC TINH CHẾ
Sử dụng để làm bánh mì trắng, bánh mì cuộn, gạo trắng hay mì ống trắng. Loại ngũ cốc này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 30%.
Khi mua thực phẩm, bạn nên tránh những loại có nhãn ghi thực phẩm làm từ bột lúa mì (made with wheat flour hay seven grain). Thông thường, những nguyên liệu đã được tinh chế có nguy cơ làm tăng lượng cholesterol, huyết áp cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì…
Trên những sản phẩm ngũ cốc đóng gói, thành phần có lợi cho bạn là lúa mì nguyên chất hoặc ngũ cốc nguyên chất khác. Lượng chất xơ tối thiểu là 3g trên một khẩu phần.
MUỐI
Khoảng ¾ lượng natri trong bữa ăn không phải do bạn nêm nếm muối khi nấu mà đã có sẵn trong thực phẩm đóng gói.
Một số natri đã có sẵn ở các thực phẩm chưa chế biến như củ cải đường, cần tây, thậm chí nước uống.
Natri rất cần thiết cho cuộc sống. Nó giúp điều hòa huyết áp, duy trì sự cân bằng của lượng chất lỏng bên trong cơ thể…. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 1.500mg natri, tức ¾ thìa cà phê muối.
Người lớn tuổi nên ăn ít muối hơn để trung hòa với lượng muối tự nhiên có trong máu. Từ 50 tuổi, bạn chỉ nên ăn khoảng 1.3000mg natri/ ngày và từ 70 tuổi là khoảng 1.2000mg natri/ngày. Không nên ăn mặn vì dư thừa lượng natri sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp, có thể gây đột quỵ.
Đọc nhãn thực phẩm, bạn sẽ thấy số lượng natri. Đừng tin nếu trên nhãn thực phẩm có những dòng chữ như solidumfree (không natri). Trong thực phẩm đó, chất này chiếm khoảng 5mg/khẩu phần.
XI-RÔ NGÔ CÓ LƯỢNG ĐƯỜNG FRUCTORE CAO
So với các chất ngọt truyền thống, xi-rô ngô có lượng đương fructose cao có giá thành rẻ hơn, ngọt hươn và dễ trộn cùng các thành phần khác. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy loại chất ngọt dạng lỏng này có thể làm rối loạn trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Cấu trúc hóa học của loại xi-rô này kích thích vị giác khiến bạn luôn thèm ăn. Hậu quả, gan bơm nhiều chất béo triglyceride, gây hại cho tim. Bên cạnh đó, đường frucose còn làm mất lượng crôm dự trữ trong cơ thể. Đây chính là một khoáng chất quan trọng giúp cân bằng nồng độ cholesterol, insulin và đường trong máu.
 
Top