Khô miệng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Đây cũng là biểu hiện tác dụng phụ của rất nhiều thuốc và của nhiều phương pháp điều trị y học.

Khô miệng là một vấn đề không nhỏ vì nó ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng... Ngoài ra nó còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng do môi trường miệng trỏ nên acid hoá và mất các chất khoáng, các men có vai trò miễn dịch bảo vệ răng.

Cơ chế: Sự thuyên giảm bài tiết nước bọt có thế do rối loạn của chính bản thân tuyến nước bọt (do tuyến nước bọt (TNB) hoạt động không chuẩn) hoặc do hoạt động của thần kinh điểu khiển bài tiết nước bọt bị ức chế, thường là do thuốc. Vì vậy vẫn có một số người có cảm giác khô miệng mặc dù TNB hoạt động bình thường.

Tại sao nước bọt lại quan trọng?
- Nước bọt có một số chức năng quan trọng. Mọi người cần một số lượng nước bọt lành mạnh để:
- Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và viêm nhiễm.
- Làm sạch răng miệng khỏi phần tử thức ăn.
- Bảo vệ răng bằng cách "tắm" trong môi trường nước khoáng bảo vệ, giúp những chỗ chớm sâu răng không phát triển.
- Bôi trơn thức ăn để dễ nuốt, đồng thời bôi trơn lớp niêm mạc miệng để nói và nhai dễ hơn.
- Hoà tan thức ăn và cho phép chúng ta thưởng thức hương vị mặn, ngọt, chua, cay.
- Giúp cho quá trình tiêu hoá bằng cách cung cấp các "men" để làm "vỡ" thức ăn.


Những nguyên nhân gây khô miệng:
Sự thay đổi về chức năng TNB có thể gây ra bởi:

Thuốc

Có trên 400 loại thuốc thường dùng có thể gây ra khô miệng, như các thuốc chống cao huyết áp, chống trầm cảm, thuốc giảm đau, an thần, lợi tiểu, kháng histamine.

Các thuốc có hoạt tính anticholinergic thường gây khô miệng do ức chế hoạt động của thần kinh bài tiết. Nhưng khô miệng trong trường hợp này thường không phải là một vấn đề lớn vì bạn có thể chịu đựng được, sau một thời gian thì thần kinh thường phục hồi khỏi tình trạng bị ức chế.

Khô miệng do thuốc ức chế thần kinh thường ít nghiêm trọng hơn do rối loạn TNB.

Điều trị ung thư

Xạ trị có thể làm tổn thương vĩnh viễn TNB nếu TNB nằm trong vùng chiếu xạ. Điều trị ung thư bằng hoá chất có thể làm thay đổi thành phần của nước bọt và gây cảm giác khô miệng.

Các bệnh khác

Hội chứng Stogren, ghép tuỷ xương, rối loạn nội tiết kém dinh dưỡng, tổn thương thần kinh TNB, bệnh Alzheimer...

Vấn đề tuổi tác

Có phải càng cao tuổi càng khô miệng không? Đó là điều tất yếu. Khi người có tuổi bị khô miệng, đó là do họ bị mắc bệnh, từ đó sinh ra khô miệng, hoặc họ dùng thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng.

Làm gì để phòng tránh?
Theo bác sĩ Tràn Đình Khả (khoa tai - mũi - họng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định), có thể phòng tránh chứng khô miệng bằng cách:

Giờ vệ sinh răng miệng thường xuyên

Dùng kem đánh răng có chứa fluoride. Nếu có thể, súc miệng có chứa muối 6 lần/ngày.

Tránh các tác nhân gây khô miệng

- Các nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao, nước súc miệng có chứa cồn.
- Sử dựng son môi giữ ẩm.
- Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng.

Trong một số trường hợp, dùng một số dược phẩm có tác dụng cholinergic làm kích thích các đầu thần kinh tiết nước bọt hoạt động mạnh hơn như pilocarpine (Salagen...). Tuy nhiên tác dụng cholinergic này lại có thể gây đổ mồ hôi, tiểu nhiều, chóng mặt, nghẹt mũi, đau bụng, buồn nôn... Và pilocarpine không được sử dựng đối với những ai bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn, thiên đầu thống cấp (glaucome)... Do vậy, bạn cần đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân khi gặp phải những triệu chứng khô miệng.
 
Top