Hình ảnh những hộp xốp trắng tinh được sử dụng đựng thức ăn tại các cửa hàng lớn, nhỏ hay những gánh hàng rong trên đường đã trở nên quen thuộc.
Hộp xốp được làm từ vật liệu nhựa nguy hiểm
Chất liệu nhựa để sản xuất ra các loại hộp xốp này là PVC (Polyvinyl Clorua) và PS (Poly Styrene), đây là 2 loại nhựa nguy hiểm nhất trong số những chất liệu nhựa đang lưu thông trên thị trường. Trên thế giới, nhiều nước đã có lệnh cấm sử dụng những loại nhựa này với những mục đích liên quan đến thực phẩm nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể. Thực tế, những hộp xốp đựng thực phẩm được sử dụng rộng rãi khắp nơi vì sự tiện dụng của nó.
Bên cạnh đó, các loại nhựa tái chế cũng có thể được tận dụng để sản xuất hộp xốp. Hầu hết các hộp xốp này được sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và kỹ thuật kém. Đây là những yếu tố khiến sự nguy hiểm càng tăng cao cho người sử dụng vì nhựa tái chế đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, thậm chí cả từ bệnh viện và bãi rác… Qua công đoạn giặt rửa thô sơ, thủ công và kém vệ sinh, mớ nhựa phế thải hỗn độn này được nghiền nhỏ và nấu ở nhiệt độ từ 150-200oC để tạo ra các hạt nhựa mới. Khi sử dụng hộp xốp có nguồn gốc từ các loại nhựa tái sinh, chúng ta có thêm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn cao vì ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn chưa được tiêu diệt một cách triệt để.
Hóa chất độc hại vào cơ thể như thế nào?
Giải pháp khi mua hàng
Hiện nay, nước ta chưa có một quy đinh hay chế tài cụ thể nào để kiểm soát việc sản xuất và sử dụng hộp xốp tràn lan như hiện nay.

Trước tình hình đó, một số biện pháp sau có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ từ hộp xốp:

•Với những người bán hàng hãy dùng các loại lá như: lá sen, lá chuối rửa sạch để gói thực phẩm như xôi, những đồ ăn khô thay cho hộp xốp.

•Mang theo cặp lồng khi đi mua đồ ăn sẵn.

Trường hợp bất đắc dĩ thì khi mua thực phẩm về, bạn nên ngay lập tức trút thực phẩm vào bát hoặc đĩa bằng thủy tinh, gốm, sứ trước khi dùng.
Có rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khi nhựa tiếp xúc với thức ăn, đặc biệt là đồ ăn nóng, đồ chua… các phân tử hóa học độc hại có thể rò rỉ, lẫn vào thức ăn hay nước uống. Cụ thể: chỉ ở nhiệt độ 70 - 80oC là một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm; với những đồ chua như sốt cà chua hay những thực phẩm có vị chua thì chính các a-xít sẵn có tạo áp lực với hóa chất trong nhựa, gây phôi nhiễm vào thức ăn. Bạn có thể thực hiện một thí nghiệm nho nhỏ tại nhà để tự mình kiểm chứng. Hãy chuẩn bị một hộp xốp và nửa trái chanh, cách thực hiện rất đơn giản: úp trái chanh lên bề mặt hộp xốp, chỉ một thời gian sau (1 – 2 tiếng) bề mặt tiếp xúc giữa hộp xốp và trái chanh đó sẽ lõm xuống, thời gian lâu hơn hộp xốp có thể bị thủng. Hiện tượng này chứng tỏ đã xảy ra một phản ứng giữa a-xít chanh và hóa chất có trong hộp xốp. Nếu chiếc hộp này đựng thực phẩm thì hợp chất đó đã hòa tan hoàn toàn vào thực phẩm và đi vào cơ thể. Những chất độc này sẽ không gây hại đến sức khỏe ngay lập tức nhưng sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm trong đó có cả bệnh ung thư.
 
Top