Tuy nhiên, hầu hết tất cả các loại hải sản đều chứa một hàm lượng thuỷ ngân. Thuỷ ngân là chất diễn ra tự nhiên trong môi trường và có thể được thải ra không khí do ô nhiễm công nghiệp. Thủy ngân rơi trong không khí và có thể tích tụ lại thành các dòng hoặc khối, và chuyển thành chất metyl thuỷ ngân trong nước. Với nhiều người, nguy cơ nhiễm thuỷ ngân do ăn hải sản không phải là mối lo ngại về sức khoẻ. Tuy nhiên, một số loại hải sản có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao hơn và có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Nguy cơ nhiễm thủy ngân từ cá biển và tôm, cua, sò, hến… phụ thuộc vào số lượng hải sản ăn vào và hàm lượng thuỷ ngân trong những thức ăn đó. Một số loại hải sản chứa hàm lượng thuỷ ngân nhiều hơn những loại khác, tuỳ thuộc vào thức ăn và môi trường sinh sống của chúng. Những loài cá lớn hơn và sống lâu hơn thường có hàm lượng metyl thủy ngân cao vì thuỷ ngân tích tụ trong một thời gian dài hơn. Ðây chính là lý do giải thích tại sao hàm lượng thuỷ ngân trong các loại cá lại khác nhau. Nếu thường xuyên ăn những loại cá này, theo thời gian, thủy ngân sẽ tích tụ lại trong máu của bạn. Metyl thuỷ ngân được loại bỏ khỏi cơ thể một cách tự nhiên nhưng để hàm lượng metyl thuỷ ngân giảm xuống đáng kể, bạn phải cần hơn một năm. Do đó, có thể chất này vẫn có trong cơ thể một người trong thời gian khá dài. Ðó là lý do giải thích tại sao những phụ nữ đang muốn mang thai cũng nên tránh ăn một số loại cá nhất định. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyên những phụ nữ muốn có thai, đang mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh một số loại cá, một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.
An toàn khi dùng hải sản
Nếu làm theo ba chỉ dẫn sau đây về việc lựa chọn và ăn hải sản, phụ nữ và trẻ nhỏ sẽ có lợi khi ăn những thức ăn này và giảm được nguy cơ gặp phải các tác động có hại của thuỷ ngân:
1. Tuyệt đối tránh:
• Cá mập ( còn gọi là cá nhám)
• Cá kiếm
• Cá thu ( loại lớn)
• Cá kình
Những loại cá này chứa hàm lượng thuỷ ngân cao.
2. Chỉ ăn tối đa 300 gram (2 bữa ăn) mỗi tuần các loại hải sản chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp hơn.
• Các loại cá phổ biến nhất chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp: tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá trê.
• Một loại cá khác cũng được sử dụng phổ biến là cá ngừ albacore (trắng), tuy nhiên nó chứa hàm lượng thuỷ ngân cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp.• Cá bao bột và bánh xăng-đuých ăn nhanh thường được làm từ những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân thấp.
• Cá ngừ nướng thường có mức thuỷ ngân cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp nên khi chọn 2 bữa ăn hải sản, bạn có thể ăn tối đa 150g (1 bữa ăn) cá ngừ nướng mỗi tuần.
• Lượng cá mà bạn ăn trong một tuần sẽ không thay đổi đáng kể hàm lượng metyl thuỷ ngân trong cơ thể của bạn. Nếu bạn ăn nhiều cá trong một tuần, bạn có thể giảm khẩu phần cá trong một hoặc hai tuần tiếp theo. Chỉ cần bảo đảm là bạn ăn vừa đủ lượng cá trung bình khuyên dùng cho mỗi tuần.
3. Hãy kiểm tra những khuyến cáo địa phương về độ an toàn của những loài cá được đánh bắt tại các hồ, sông và khu vực ven biển tại địa phương.
Nên thường xuyên cập nhật các thông tin vê môi trường nơi mình đang sinh sống và quan tâm đến nguồn gốc đánh bắt của các loại hải sản được bày bán trước khi mua về chế biến.
Trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm metyl thủy ngân, hãy đến gặp bác sỹ hoặc dịch vụ y tế để được khám và tư vấn kịp thời.