Cả ngày bạn thấy quá mệt? Bạn hay ngáy đêm? Hãy coi chừng, có thể bạn đã mắc chứng ngưng thở giữa giấc ngủ.

Biểu hiện của sự rối loạn này thế nào?

Tình trạng ngưng thở lặp đi, lặp lại trong suốt giấc ngủ. Luồng khí lưu chuyển ở hệ hô hấp phía trên không được lưu thông vì có một khu vực nào đó bị nghẽn. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều người về đêm hay ngáy rất to.

Hậu quả là chất lượng giấc ngủ bị xáo trộn. Sau khi ngủ dậy, bạn cảm thấy rất mệt, có thể bị đau đầu và rơi vào trạng thái ngủ mơ màng vào ban ngày. Người mắc chứng này dễ ngủ gục trước máy tính, trong cuộc họp. Nguy hiểm hơn là thiếu tỉnh táo khi lái xe ngoài đường.

Thủ phạm gây ngưng thở khi ngủ:

Chứng ngưng thở giữa giấc ngủ thường liên quan đến sự cố bị hẹp vùng yết hầu, ngăn cản luồng khí lưu thông khi ngủ. Khi thiu thiu ngủ, các cơ ở yết hầu từ từ giãn ra, cổ họng khép lại một phần. Luồng khí đi qua sẽ tạo ra những rung động âm thanh (ngáy). Khi đã ngủ say, yết hầu càng thả lỏng hơn. Luồng khí bất ngờ bị cản lại (20-30 giây hoặc lâu hơn).

Một số lý do khác đến từ lưỡi, họng hay amydal cũng dẫn đến sự cố này. Ngoài ra, hàm quá nhỏ cũng có thể gây ngưng thở khi ngủ. Sự ngừng hô hấp này khiến giấc ngủ không sâu, gây mệt mỏi.

Cẩn thận khi gặp sự cố này:

Nếu nghi ngờ mắc chứng ngưng thở giữa giấc ngủ, bạn có thể đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Một số trường hợp có thể cần đến phẩu thuật can thiệp.

Chứng ngưng thở giữa giấc ngủ thường xảy ra ở độ tuổi U-40. Lúc này, sự gia tăng trọng lượng đi kèm với tình trạng các mô mất dần tính đàn hồi. Ngoài béo phì, rượu, thuốc an thần có thể làm chứng ngưng thở thêm trầm trọng.

BS. THIERRY CUCHET (Diag Heart Center)
 
Top